Tin tức

BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG “MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC VÀ GIẢN ĐỒ CÂY TRONG VIRUS”

Baigiangdaichung6 NgayKHCN

  • Diễn giả: PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn
  • • Thời gian: 10h15 – 11h00 ngày 12/06/2021
  • • Địa điểm: Viện Toán Học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • • Sự kiện được livestream trực tiếp trên trang fanpage Quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF (Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata), Fanpage Viện Toán học - Institute of Mathematics, VAST, Hanoi, Facebook Bản tin KHCN của Trung tâm Thông tin – Tư liệu và một số kênh truyền thông khác.

Bài giảng thuộc sự kiện NGÀY KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VIỆT NAM năm 2021
Cập nhật các thông tin mới nhất về sự kiện tại: https://fb.me/e/1It3N000f
---------------------
Virus là loài vi sinh vật nhỏ nhất, kích thước điển hình từ 0,02 đến 0,3 μm, mặc dù gần đây đã phát hiện ra một số virus rất lớn, kích thước dài đến 1 μm (megavirus, pandoravirus). Vậy sinh vật “siêu tí hon” này có cấu trúc và hoạt động như thế nào?

Virus khác với các "sinh vật sống" khác ở chỗ chúng không có quá trình trao đổi chất, không lớn lên và già đi. Chúng phải dựa vào các cỗ máy sinh học của tế bào của vật chủ để nhân đôi. Do vậy, khi không có tế bào, chúng thể hiện chỉ như một hệ vật lý (hạt nano) hơn là một đối tượng sinh học. Kết quả là giống như các cấu trúc vật lý ở kích thước nano, cấu trúc của chúng rất tối giản, rất đối xứng, rất "hiệu quả" theo tư duy vật lý.  Vì vậy, virus không chỉ là đối tượng được nghiên cứu để điều trị bệnh mà còn được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến.

Ngoài ra, còn điều gì thú vị về cấu trúc và hoạt động của virus từ góc nhìn vật lý và hình học đơn giản?

Cùng tìm hiểu trong bài giảng đại chúng: “Một số bài toán hình học và giản đồ cây trong virus”. Bài giảng được thực hiện bởi PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn - Trưởng Khoa Vật lý – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại đây, PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn sẽ trình bày về cấu trúc đa diện đều của vỏ virus, cách phân loại Caspar-Klug, độ cứng đáng ngạc nhiên của vỏ virus và cách đóng gói ADN và ARN trong virus. Từ đó, một số bài toán tương tác vật lý thú vị và không trực quan trong các virus như HIV, Covid-19, chẳng hạn như sự hút nhau của các điện tích cùng dấu, hiện tượng đảo dấu điện tích, quá trình làm ướt bề mặt,... sẽ đều có thể hiểu được bằng các kiến thức vật lý và hình học ở cấp phổ thông.

PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn hiện là Trưởng Khoa Vật lý – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2002, ông nhận bằng Tiến sĩ Trường ĐH Minnesota, Minneapolis (Hoa Kỳ). PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn từng có thời gian dài làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại các trường ĐH Chicago hay California và công tác tại Viện Công nghệ Georgia. Ông cũng tham gia 12 đề tài nghiên cứu cấp Bộ và Nhà nước, đồng thời sở hữu 63 công bố khoa học trên các tạp chí, hội thảo uy tín của Việt Nam và thế giới. Các nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn thường tập trung vào Vật lý sinh học, Vật lý thống kê, Vật lý vật chất ngưng tụ, Vật lý tính toán, Hóa học và Y sinh tính toán.

Các bạn vui lòng đăng ký tham dự sự kiện trực tuyến theo đường Link: https://forms.office.com/r/k4eFkYqcvN
Ngoài ra, các bạn có thể đặt câu hỏi cho Diễn giả trong đơn đăng ký, Ban tổ chức sẽ tổng hợp và ưu tiên giải đáp tại sự kiện.
(Thời hạn đăng ký: trước 12h00 ngày 11/06/2021)

------------------

Đây là một trong chuỗi 06 bài giảng đại chúng nằm trong khuôn khổ Chương trình Ngày Khoa học – Công nghệ Việt Nam năm 2021 với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo để kiến tạo tương lai”. Chương trình được đồng tổ chức bởi Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO (Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata. Với sự góp mặt của các nhà khoa học uy tín Việt Nam, cùng với các chủ đề đa dạng, cấp thiết trong đó có dịch bệnh COVID-19, sự kiện hy vọng sẽ lan tỏa được những kiến thức khoa học công nghệ mới tới đại chúng và tiếp thêm động lực cho các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam!

LAST_UPDATED2

BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG “THỐNG KÊ - CHIẾC CẦU KẾT NỐI TOÁN HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC THỰC NGHIỆM”

 

Baigiangdaichung5 NgayKHCN

Bài giảng thuộc sự kiện NGÀY KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VIỆT NAM năm 2021

  • Diễn giả: PGS.TS. Hồ Đăng Phúc
  • Thời gian: 15h45 – 16h00 ngày 12/06/2021
  • Địa điểm: Viện Toán Học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Sự kiện được livestream trực tiếp trên trang fanpage Quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF (Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata), Fanpage Viện Toán học - Institute of Mathematics, VAST, Hanoi, Facebook Bản tin KHCN của Trung tâm Thông tin – Tư liệu và một số kênh truyền thông khác.

Cập nhật các thông tin mới nhất về sự kiện tại: https://fb.me/e/1It3N000f

Các bạn vui lòng đăng ký tham dự sự kiện trực tuyến theo đường Link: https://forms.office.com/r/k4eFkYqcvN

Ngoài ra, các bạn có thể đặt câu hỏi cho Diễn giả trong đơn đăng ký, Ban tổ chức sẽ tổng hợp và ưu tiên giải đáp tại sự kiện.

(Thời hạn đăng ký: trước 12h00 ngày 11/06/2021)

 

Có thể nói, sự trừu tượng đã đem lại cho toán học vẻ đẹp và ý nghĩa đặc biệt. Song, từ vẻ đẹp trừu tượng ấy đến những ứng dụng sinh động trong thực tế, từ toán học đến các ngành khoa học thực nghiệm, mối liên kết là gì?

Theo PGS.TS. Hồ Đăng Phúc, câu trả lời nằm ở Thống kê - một lĩnh vực chuyên cung cấp các công cụ tư duy và tính toán cho nghiên cứu trong hầu hết các khoa học thực nghiệm. Nói cách khác, Thống kê chính là một chiếc cầu liên kết Toán học với thực tế sinh động, hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội.

Với cách tiếp cận trên, đồng thời, thông qua một số minh chứng cụ thể về các bài toán của Y học, Bào chế dược phẩm, Môi trường, Lâm nghiệp, Xây dựng, sản xuất kinh doanh, PGS.TS. Hồ Đăng Phúc sẽ phân tích những tác động tích cực của thống kê đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học. Tất cả sẽ được trình bày tại bài giảng đại chúng “Thống kê - Chiếc cầu kết nối Toán học với các Khoa học thực nghiệm” diễn ra vào ngày 12/6 tới đây.

PGS.TS. Hồ Đăng Phúc là Nguyên Trưởng phòng Xác suất thống kê – Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Toán học, Đại học Tổng hợp Wroclaw (Ba Lan), sau đó, nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Toán – Lý, Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán học tại Viện Toán học. Thành thạo 04 ngoại ngữ, PGS.TS. Hồ Đăng Phúc là chủ nhiệm của nhiều đề tài khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước, đồng thời sở hữu 48 công trình đã công bố trong nước và quốc tế.

--------------
Đây là một trong chuỗi 06 bài giảng đại chúng nằm trong khuôn khổ Chương trình Ngày Khoa học – Công nghệ Việt Nam năm 2021 với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo để kiến tạo tương lai”. Chương trình được đồng tổ chức bởi Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO (Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata. Với sự góp mặt của các nhà khoa học uy tín Việt Nam, cùng với các chủ đề đa dạng, cấp thiết trong đó có dịch bệnh COVID-19, sự kiện hy vọng sẽ lan tỏa được những kiến thức khoa học công nghệ mới tới đại chúng và tiếp thêm động lực cho các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam!

LAST_UPDATED2

BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG “GIẢI MÃ GEN VIỆT TRONG KỶ NGUYÊN KHOA HỌC DỮ LIỆU VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO”

Baigiangdaichung3 NgayKHCN

Bài giảng thuộc sự kiện NGÀY KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VIỆT NAM năm 2021

Cập nhật các thông tin mới nhất về sự kiện tại: https://fb.me/e/1It3N000f

  • Diễn giả: TS. Võ Sỹ Nam
  • Thời gian: 14h00 – 14h45 ngày 12/06/2021
  • Địa điểm: Viện Toán Học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Sự kiện được livestream trực tiếp trên trang fanpage Quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF (Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata), Fanpage Viện Toán học - Institute of Mathematics, VAST, Hanoi, Facebook Bản tin KHCN của Trung tâm Thông tin – Tư liệu và một số kênh truyền thông khác.

Kể từ khi dự án giải mã hệ gen người đầu tiên trên thế giới hoàn tất vào năm 2003, đã có rất nhiều dự án quy mô lớn tiếp theo được thực hiện. Trong số đó có thể kể đến dự án giải mã hệ gen của hơn 2,500 người từ 5 châu lục hay dự án giải mã hệ gen của hơn 11,000 bệnh nhân với 33 loại ung thư khác nhau. Các dự án này đã góp phần cách mạng hóa hiểu biết của loài người về hệ gen cũng như cải thiện việc chẩn đoán và điều trị bệnh trên người.

Vậy trong một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, các dự án giải mã gen sẽ được hưởng lợi gì từ những tiến bộ của công nghệ?

Đi tìm lời đáp cho câu hỏi kể trên, bài giảng đại chúng “Giải mã gen Việt trong kỷ nguyên Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo”, được trình bày bởi TS. Võ Sỹ Nam (Trưởng phòng Tin Y sinh ứng dụng, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata) sẽ mang tới những góc nhìn thú vị xung quanh câu chuyện giải mã hệ gen người Việt.

TS. Võ Sỹ Nam hiện là Chuyên gia Nghiên cứu Tin sinh học, Trưởng phòng Tin Y sinh Ứng dụng, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn Vingroup Big Data Institute (VinBigdata). Anh cùng cộng sự phụ trách nghiên cứu và phát triển các hệ thống phân tích và chú giải dữ liệu y sinh học quy mô lớn, cũng như các mô hình dự đoán nguy cơ bệnh, tác dụng phụ của thuốc, hướng tới xây dựng những giải pháp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong số các dự án anh cùng đội ngũ đang thực hiện, Hệ thống Phân tích, Quản lý và chia sẻ dữ liệu y sinh lớn nhất Việt Nam VinGen Data Portal (https://genome.vinbigdata.org/) đã được công bố từ tháng 12/2020. Hệ thống lưu trữ hơn 1200 TeraByte dữ liệu và gần 5000 mẫu sinh học liên quan đến dự án giải mã 1000 hệ gen người Việt và các dự án ứng dụng khác.

Trước khi gia nhập VinBigdata, TS. Nam đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tin sinh học tại các phòng nghiên cứu lớn ở Mỹ. Anh lấy bằng tiến sỹ tại Đại học Memphis, nghiên cứu sau tiến sỹ tại Trung tâm Ung thư MD Anderson, Đại học Texas và sau đó làm chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Dữ liệu, Đại học Chicago. Anh đã công bố nghiên cứu trên nhiều tạp chí và hội nghị khoa học uy tín trong đó có Immunity (Cell), Cell Reports, Human Genome Variation (Nature). Trở về quê hương và gia nhập VinBigdata năm 2019, mục tiêu của anh là góp phần xây dựng các cơ sở dữ liệu y sinh học quy mô lớn, đồng thời phát triển các phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu hướng đến ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.
Các bạn vui lòng đăng ký tham dự sự kiện trực tuyến theo đường Link: https://forms.office.com/r/k4eFkYqcvN

Ngoài ra, các bạn có thể đặt câu hỏi cho Diễn giả trong đơn đăng ký, Ban tổ chức sẽ tổng hợp và ưu tiên giải đáp tại sự kiện.
(Thời hạn đăng ký: trước 12h00 ngày 11/06/2021)
-----------
Đây là một trong chuỗi 06 bài giảng đại chúng nằm trong khuôn khổ Chương trình Ngày Khoa học – Công nghệ Việt Nam năm 2021 với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo để kiến tạo tương lai”. Chương trình được đồng tổ chức bởi Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO (Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata. Với sự góp mặt của các nhà khoa học uy tín Việt Nam, cùng với các chủ đề đa dạng, cấp thiết trong đó có dịch bệnh COVID-19, sự kiện hy vọng sẽ lan tỏa được những kiến thức khoa học công nghệ mới tới đại chúng và tiếp thêm động lực cho các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam!

LAST_UPDATED2

BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG “TỪ KHẢO CỔ ĐẾN CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO: TRƯỜNG HỢP CHÙA MỘT CỘT THỜI LÝ NĂM 1105”

Baigiangdaichung2 NgayKHCN

  • Diễn giả: PGS.TS. Trần Trọng Dương
  • Thời gian: 11h00 ngày 12/06/2021
  • Địa điểm: Viện Toán Học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Sự kiện được livestream trực tiếp trên trang fanpage Quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF (Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata), Fanpage Institute of Mathematics, VAST, Hanoi, Kênh youtube Nhà báo Phan Đăng, Facebook Bản tin KHCN của Trung tâm Thông tin – Tư liệu và một số kênh truyền thông khác.

Đeo kính 3D, tham quan các di sản kiến trúc hay các bảo tàng, triển lãm công nghệ thực tế ảo có lẽ không còn quá xa lạ với du khách quốc tế. Song, tại Việt Nam, công nghệ này phát triển đến đâu và đang được ứng dụng như thế nào? Khảo cổ và thực tế ảo: Mối liên hệ là gì?

Nghiên cứu kiến trúc cổ thời Lý vốn là một công việc cần phải sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, với các thao tác, các phương pháp của nhiều chuyên ngành khoa học như văn bản học, sử liệu học, bi ký học, khảo cổ học, Phật học, mỹ thuật học lịch sử, biểu tượng học…. Trong thời điểm hiện nay, các ngành khoa học ngày càng xích lại gần nhau hơn, các nhà khoa học đang trăn trở với nhiều hướng đi mới, với những câu hỏi về phương pháp luận, về những hệ vấn đề cần giải quyết, về một lộ trình làm việc phù hợp để có thể xích gần hơn đến các lý thuyết mới và hòa nhập với các khuynh hướng của giới nghiên cứu quốc tế.

Với cách nhìn nhận trên, bài giảng: “Từ khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo: Trường hợp Chùa Một Cột” sẽ thảo luận những vấn đề cụ thể trong quá trình nghiên cứu, phỏng dựng kiến trúc một cột chùa Diên Hựu thời Lý. Bắt đầu bằng cứ liệu bi ký năm 1121, đến việc lắp ghép hàng ngàn mảnh vụn khảo cổ học, để đưa ra giả thuyết khoa học. Tiếp đến, bài nói chuyện sẽ trình bày lý thuyết mandala, các thao tác trong nghiên cứu, và phỏng dựng kiến trúc một cột thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo.

Được thực hiện bởi PGS.TS. Trần Trọng Dương - Trưởng phòng nghiên cứu Minh Văn – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Giảng viên sau ĐH tại Học viện Khoa học xã hội, đồng thời là  Đồng sáng lập của Sen Heritage, bài giảng chắc chắn sẽ đem tới nhiều góc nhìn thú vị dành cho cộng đồng yêu công nghệ và lịch sử.

PGS.TS. Trần Trọng Dương là một nhà nghiên cứu về nhân văn, với các lĩnh vực chuyên môn hẹp như Hán học, văn tự học chữ Nôm, lịch sử kiến trúc, biểu tượng Phật giáo, lịch sử mĩ thuật, lịch sử cổ trung đại Việt Nam. Bên cạnh công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Học viện Khoa học xã hội (GASS, VASS), ông còn là thành viên cộng tác của Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm (USA). Từ năm 2011-2020, PGS.TS. Trần Trọng Dương đã thực hiện nghiên cứu nhiều kiến trúc Phật giáo thời Lý, đặc biệt tập trung vào kiến trúc Một Cột chùa Diên Hựu thời Lý, và đài đèn Quảng Chiếu. Năm 2018-2020, ông kết hợp với kiến trúc sư Đinh Anh Tuấn, nhà thiết kế Trần Thanh Tùng, và các thành viên khác của Sen Heritage sử dụng công nghệ VR3D và AR để tái lập lại kiến trúc Một Cột và tổng thể kiến trúc chùa Diên Hựu thời Lý.

Các bạn vui lòng đăng ký tham dự sự kiện trực tuyến theo đường Link: https://forms.office.com/r/k4eFkYqcvN

Ngoài ra, các bạn có thể đặt câu hỏi cho Diễn giả trong đơn đăng ký, Ban tổ chức sẽ tổng hợp và ưu tiên giải đáp tại sự kiện.

(Thời hạn đăng ký: trước 12h00 ngày 11/06/2021)

-----------------

Đây là một trong chuỗi 06 bài giảng đại chúng nằm trong khuôn khổ Chương trình Ngày Khoa học – Công nghệ Việt Nam năm 2021 với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo để kiến tạo tương lai”. Chương trình được đồng tổ chức bởi Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO (Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata. Với sự góp mặt của các nhà khoa học uy tín Việt Nam, cùng với các chủ đề đa dạng, cấp thiết trong đó có dịch bệnh COVID-19, sự kiện hy vọng sẽ lan tỏa được những kiến thức khoa học công nghệ mới tới đại chúng và tiếp thêm động lực cho các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam!

LAST_UPDATED2

BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG: “CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VẮC XIN COVID BỐI CẢNH VIỆT NAM – THẾ GIỚI TRONG SẢN XUẤT VẮC XIN, NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TIÊM VẮC XIN COVID-19 TẠI VIỆT NAM”

Baigiangdaichung1 NgayKHCNBài giảng thuộc sự kiện NGÀY KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VIỆT NAM năm 2021

Cập nhật các thông tin mới nhất về sự kiện tại: https://fb.me/e/1It3N000f

  • Diễn giả: TS.BS. Phạm Quang Thái
  • Thời gian: 9h15 – 10h00 ngày 12/06/2021
  • Địa điểm: Hội trường Hoàng Tụy, Viện Toán Học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Sự kiện được livestream trực tiếp trên trang fanpage Quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF (Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata), Fanpage Institute of Mathematics, VAST, Hanoi, Facebook Bản tin KHCN của Trung tâm Thông tin – Tư liệu và một số kênh truyền thông khác.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, miễn dịch cộng đồng với COVID-19 chỉ có thể đạt được khi 70% dân số được tiêm chủng vắc xin. Do đó, hiện nay các quốc gia đều đang nỗ lực hết công suất trong cuộc đua này. Hàng trăm loại vắc xin đã được tạo ra bằng nhiều công nghệ khác nhau, tuy nhiên, chỉ số ít trong đó đạt được thành công. Hơn nữa, ngay cả khi đã chứng tỏ được khả năng bảo vệ vượt trội, vắc xin COVID-19 cũng gặp phải không ít các vấn đề về phản ứng sau tiêm.

Như vậy, làm thế nào để đảm bảo tối đa tính an toàn trong sản xuất và tiêm chủng vắc xin COVID-19? Từ những bài học của thế giới, Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì?

Trong bài giảng đại chúng “Công nghệ sản xuất vắc xin COVID - bối cảnh Việt Nam - thế giới trong sản xuất vắc xin và những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin COVID-19 tại Việt Nam”, TS.BS. Phạm Quang Thái – Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Viện Vệ sinh dịch tễ TW, sẽ cùng chúng ta đi tìm câu trả lời.

TS.BS. Phạm Quang Thái hiện đang là Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm- Viện VSDTTW, đồng thời đảm nhiệm phó trưởng bộ môn Thống kê Tin học Y học – Trường Đại học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Tiến sĩ Đại học tổng hợp Open, Milton Keynes, (Anh Quốc) chuyên ngành Dịch tễ học, TS.BS. Phạm Quang Thái đã có nhiều công trình, bài báo khoa học cấp quốc gia, quốc tế, cũng như tham gia vào một số giai đoạn phát triển vaccine trong thời gian quản lý các chương trình tiêm chủng tại Việt Nam. Khi bùng phát đại dịch COVID-19, BS. Thái đảm nhiệm vị trí phó trưởng nhóm Thông tin phản ứng nhanh, thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống COVID-19.

Đây là một trong chuỗi 06 bài giảng đại chúng nằm trong khuôn khổ Chương trình Ngày Khoa học – Công nghệ Việt Nam năm 2021 với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo để kiến tạo tương lai”. Chương trình được đồng tổ chức bởi Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO (Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata. Với sự góp mặt của các nhà khoa học uy tín Việt Nam, cùng với các chủ đề đa dạng, cấp thiết trong đó có dịch bệnh COVID-19, sự kiện hy vọng sẽ lan tỏa được những kiến thức khoa học công nghệ mới tới đại chúng và tiếp thêm động lực cho các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam!

Các bạn vui lòng đăng ký tham dự sự kiện trực tuyến theo đường Link: https://forms.office.com/r/k4eFkYqcvN

Người quan tâm có thể đặt câu hỏi cho Diễn giả trong đơn đăng ký, Ban tổ chức sẽ tổng hợp và ưu tiên giải đáp tại sự kiện.

(Thời hạn đăng ký: trước 12h00 ngày 11/06/2021)

LAST_UPDATED2

Công bố khoa học mới