Tin tức

Bài giảng đại chúng rối lượng tử và giải Nobel Vật lý năm 2022

 

2022 BaigiangNobel

Thời gian: 08:30 ngày 02/11/2022 (Thứ Tư)

Địa điểm: Hội trường Hoàng Tụy, nhà A6, Viện Toán học

Tham dự trực tuyến qua Zoom:

ID: 876 8349 2577

Pass: 021122

https://us06web.zoom.us/j/87683492577?pwd=VTNuYjhKdjhFTS9IdkpnZ3dTQXFWQT09

Giải Nobel Vật lý đã được trao cho "Các thí nghiệm với các photon cơ học lượng tử, thiết lập sự vi phạm các bất đẳng thức Bell và tiên phong trong khoa học thông tin lượng tử" của 03 nhà khoa học: Alain Aspect (ĐH Paris-Saclay và Trường Bách khoa Palaiseau, Pháp), John F. Clauser (Viện nghiên cứu J. F. Clauser & Assoc., Mỹ) và Anton Zeilinger (ĐH Vienna, Áo).

Điểm đột phá trong những thí nghiệm mà 3 chủ nhân Giải Nobel Vật lý 2022 đạt được là chứng minh tiềm năng của cơ học lượng tử dựa trên sự liên đới lượng tử đã vượt qua những giới hạn của bất đẳng thức Bell - vốn được đưa ra bởi nhà vật lý lượng tử lừng danh John Stewart Bell từ những năm 1960. Một yếu tố then chốt trong sự phát triển này là cách cơ học lượng tử cho phép hai hoặc nhiều hạt hơn có thể tồn tại trong trạng thái rối. Điều xảy ra với một hạt trong một cặp rối sẽ quyết định điều xảy ra với hạt còn lại, kể cả khi chúng cách xa nhau. Các kết quả nghiên cứu của ba nhà khoa học đã mở đường cho công nghệ mới dựa trên thông tin lượng tử.

Để làm rõ hơn vấn đề này, ngày 02/11/2022, Viện Toán học, Hội Vật lý Việt Nam, Viện Vật lý, Trung tâm Thông tin – Tư liệu phối hợp tổ chức Bài giảng đại chúng với chủ đề: “Rối lượng tử và giải Nobel Vật lý năm 2022”. Bài giảng được trình bày bởi 03 nhà khoa học:

  1. PGS.TS. Nguyễn Ái Việt, Đại học Quốc gia Hà Nội: "Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của kiểm chứng thực nghiệm tính phi định xứ lượng tử".
  2. PGS.TS. Nguyễn Bá Ân, Đại học Thăng Long: "Về Bất đẳng thức Bell".
  3. TS. Nguyễn Quốc Hưng, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: "Ba thí nghiệm về ánh sáng phân cực dẫn đến Giải Nobel Vật lý năm 2022".
LAST_UPDATED2