Tin tức

Lịch họp của Hội đồng Giáo sư cơ sở Viện Toán học

Hội đồng Giáo sư cơ sở Viện Toán học, họp ngày 9/7/2020. Địa điểm: Phòng 201, Nhà A5 Viện Toán học, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

LAST_UPDATED2

Hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, phó giáo sư năm 2020 tại hội đồng Giáo sư cơ sở Viện Toán học năm 2020

Hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, phó giáo sư năm 2020 tại hội đồng Giáo sư cơ sở Viện Toán học năm 2020

LAST_UPDATED2

Thông báo tuyển chọn ứng viên cho Chương trình Đào tạo thạc sĩ phối hợp với các trường đại học quốc tế Khóa 13 (2020-2022)

Viện Toán học tuyển chọn ứng viên cho Chương trình Đào tạo thạc sĩ phối hợp với các trường đại học quốc tế Khóa 13 (2020-2022).

Viện Toán học tiếp tục phối hợp với Học viện Khoa học và Công nghệ tổ chức Khóa 13, Chương trình đào tạo thạc sĩ Toán học phối hợp với các trường đại học quốc tế, gọi tắt là Chương trình CHQT. Một số điểm nổi bật của Chương trình CHQT:

  1. Chương trình chất lượng cao: Được nhiều trường đại học hàng đầu ở các nước tiên tiến công nhận văn bằng, các môn học được giảng dạy bởi các giảng viên có uy tín. Một số chuyên đề nâng cao dạy bằng tiếng Anh được giảng dạy phối hợp với giảng viên nước ngoài. Ngoài ra, một số môn học được giảng dạy trong khuôn khổ các Khoá học quốc tế (các Trường Đông, Xuân, Hè, Thu, v.v.)  có sự tham gia của học viên quốc tế.
  2. Cơ hội học tập việc làm: Những học viên có thành tích học tập tốt được giới thiệu đi học cao học hoặc làm nghiên cứu sinh tại nước ngoài (Pháp, Đức, Mĩ, Hồng Kông…). Các học viên chuyên ngành Toán ứng dụng có cơ hội học tập, thực tập tại một số Cơ sở nghiên cứu hoặc Tập đoàn, công ty công nghệ.
  3. Cơ hội học bổng: 10 ứng viên có thành tích tốt nhất của chuyên ngành Toán ứng dụng sẽ được giới thiệu đến Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn (VINBDI) để xét chọn cấp học bổng (120 triệu/1 học viên/ 1 năm).

Thông tin chi tiết xem tại đây

Download đơn xin dự tuyển tại đây

LAST_UPDATED2

Giải thưởng "Best Paper Award" của Collectanea Mathematica năm 2019

Tiến sĩ S.A. Seyed Fakhari, postdoc fellow Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2019-2020, vừa nhận giải thưởng "Best Paper Award" năm 2019 của tạp chí Collectanea Mathematica

Thông tin chi tiết xem tại https://www.springer.com/journal/13348/updates/17222994

LAST_UPDATED2

Bài giảng đại chúng “Đa dạng di truyền và nguồn gốc người Việt Nam”

V-12Diễn giả: GS.TS Nông Văn Hải, Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Thời gian: 14h00 ngày 12/6/2020.

Địa điểm: Hội trường tầng 2, nhà A6, Viện Toán học, 18 Hoàng Quốc Việt.

Tọa đàm do Tia Sáng/ Báo Khoa học và phát triển và Viện Toán học đồng tổ chức.

Bài giảng Online trên Google Meet https://meet.google.com/jie-avcc-fik

Đăng ký tham dự tại đây: https://bit.ly/36WEW5t

Các dân tộc có mối liên hệ về nguồn gốc như thế nào trong bức tranh đa dạng các dân tộc ở Việt Nam? Chẳng hạn như tổ tiên các dân tộc Thái, Tày, Nùng... ngày nay có mối quan hệ với tổ tiên của người Kinh hoặc các tộc người khác ra sao?

Đây là câu hỏi không chỉ được các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu mà công chúng xã hội cũng hết sức quan tâm. Nhiều năm nay, các nhà dân tộc học và khảo cổ học đã đưa ra một số giả thiết rằng cộng đồng các dân tộc Việt Nam ngày nay, dù khác nhau nhưng từng có mối quan hệ gần gũi trong thời kỳ dựng nước và suốt chiều dài lịch sử.

Ngoài các giả thuyết dân tộc học và khảo cổ học, liệu có cách lý giải nào khác? Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu gen người để chứng minh mối quan hệ, luồng di cư giữa các tộc người ở thời cổ đại, từ đó hé lộ dần bức tranh quan hệ giữa các dân tộc. Ở Việt Nam, những nghiên cứu như vậy còn hết sức mới mẻ và sơ khai, do giải mã gen các di cốt cổ được khai quật từ thời Đông Sơn và trước đó chưa nhiều, giải mã hệ gen ở người hiện đại cũng hầu như mới chỉ tập trung vào người Kinh nên chưa thể thấy hết được được tính đa dạng.

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về đa dạng di truyền hệ gen người Việt Nam, khảo sát lấy mẫu ở 22 tộc người khác nhau  của GS Nông Văn Hải và cộng sự đã góp phần mang lại cơ sở dữ liệu quý giá đầu tiên để lý giải mối quan hệ giữa các dân tộc ngày nay và tại thời điểm khởi nguồn lịch sử Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm “Đa dạng di truyền và nguồn gốc người Việt Nam”, GS.TS Nông Văn Hải sẽ trình bày về các phát hiện chính của nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu hệ gene người Việt Nam và hướng nghiên cứu phân tích nhân chủng học tiến hóa đối với Việt Nam cũng như bối cảnh, xu hướng nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này.

Sau đó, trong phần thảo luận GS Nông Văn Hải sẽ trả lời một số câu hỏi của các nhà nghiên cứu và độc giả xung quanh nghiên cứu này.

LAST_UPDATED2

Công bố khoa học mới