Newsletter of the Vietnamese Mathematical Society, No 3. Vol. 23 - 2019 (in Vietnamese)
News
Newsletter of the Vietnamese Mathematical Society, No 3. Vol. 23 - 2019 (in Vietnamese)
Thông báo tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2019
Được sự phê duyệt của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Toán học tổ chức tuyển viên chức đợt 2 năm 2019
Chỉ tiêu xét tuyển: 02 viên chức, chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên
Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển.
Thời gian tổ chức xét tuyển: Tháng 11 năm 2019
Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 28/9/2019 đến hết ngày 28/10/2019
Địa điểm nhận hồ sơ: Phòng Quản lý Tổng hợp - Viện Toán học, số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội; điện thoại: 024.3756.3474 (số máy lẻ: 206) hoặc số đt 02438363113.
Tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng và hồ sơ dự xét tuyển xem thông tin chi tiết xem tại đây
Quy chế tuyển dụng, quản lý và sử dụng viên chức mới tuyển dụng của Viện Toán học.
Phiếu đăng ký dự tuyển download tại đây
Về vấn đề trình bày báo cáo khoa học tổng quan
Về vấn đề trình bày báo cáo khoa học tổng quan
Lê Tuấn Hoa
Viện Toán học
Đây là năm thứ 10 tôi được tham gia Hội đồng Giáo sư Ngành Toán học. Qua 9 đợt xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư tại Hội đồng Giáo sư ngành, cũng như một số đợt tại Hội đồng giáo sư cơ sở, tôi thấy khá nhiều trường hợp ứng viên còn lúng túng với việc viết và trình bày báo cáo khoa học tổng quan. Bởi vậy tôi chợt nghĩ cần viết một bài trao đổi kinh nghiệm với các ứng viên. Dĩ nhiên đây là quan điểm cá nhân, đúc rút từ nhận xét cá nhân qua các trải nghiệm, chứ hoàn toàn không phải là một bản hướng dẫn hay chỉ dẫn nào cả.
Trước hết, để viết và trình bày tốt báo cáo, ít nhất phải hiểu các điểm sau đây:
- Mục đích của báo cáo là gì?
- Đối tượng đọc và nghe là ai?
- Thời gian để đọc, trình bày/nghe và thảo luận là bao nhiêu?
Rõ ràng, dù có qui định hay không, thì mục đích của báo cáo khoa học tổng quan là để người đọc/nghe nắm được những đóng góp khoa học của mình. Đóng góp đó hoàn toàn không chỉ gói gọn trong công việc nghiên cứu, mà còn các hoạt động khác như đào tạo, tham gia tổ chức các hội nghị hội thảo, phản biện cho các tạp chí, tham gia công tác ở cơ quan, hội chuyên ngành, quảng bá ngành Toán, … Qua đó phải làm sao để nêu bật được những điểm nổi trội của bản thân ứng viên. Dù rằng đã có mẫu rõ ràng (Mẫu 03), nhưng khá nhiều ứng viên chỉ chú ý vào phần B.I, thậm chí chỉ viết phần này, và trình bày dưới dạng một bài viết tổng quan khá chuyên sâu về những nghiên cứu của mình. Rõ ràng viết như vậy là không đầy đủ. Mà ngay cả quan niệm viết hẹp như vậy, thì trong nhiều trường hợp, bài viết tổng quan lại chỉ chú tâm phát biểu hàng loạt kết quả chuyên môn của bản thân, ít hoặc không hề so sánh với kết quả của đồng nghiệp trong và ngoài nước – làm cho ngay đến chuyên gia trong cùng chuyên ngành hẹp cũng không thấy được rõ nét đóng góp của ứng viên.
Tiếp theo, đối tượng trước hết đọc và nghe bản báo cáo đó dĩ nhiên là các ủy viên hội đồng (các cấp), trong đó những người thẩm định sẽ đọc kỹ nhất. Trong trường hợp tốt nhất, cho dù có cùng chuyên ngành hẹp đi nữa và người thẩm định có biết kỹ về ứng viên đi chăng nữa, thì nhân dịp này người ta cũng muốn biết khả năng/trình độ của ứng viên khi viết tổng quan như thế nào. Đằng này ta phải thấy một thực tế ở tất cả các hội đồng các cấp là số ủy viên có cùng, thậm chí chỉ gần chuyên ngành hẹp là không nhiều. Vậy phải viết/trình bày thế nào để thuyết phục được người ta ủng hộ mình, thông qua hành động cụ thể là viết ý kiến đồng ý vào Phiếu tín nhiệm. Dĩ nhiên, ủy viên Hội đồng có nhiều cách để nắm được trình độ của ứng viên (một trong những cách đó là thông qua MathSciNet và danh sách các tạp chí có uy tín trên thế giới) – cho nên không thể kết luận hồ đồ rằng do Hội đồng không gần gũi về chuyên ngành với ứng viên, nên có đánh giá không chính xác.
Cuối cùng (nhưng không phải là tất cả) là thời gian để đọc và nghe báo cáo. Người thẩm định có thể dành thời gian 2-4h (đại trà), nhiều hơn nữa là 1-2 ngày (khá hiếm) để đọc một báo cáo tổng quan. Ủy viên không được phân công thẩm định đương nhiên chỉ dành 1-2h để đọc báo cáo tổng quan đó. Còn khi nghe ứng viên thuyết trình, thì không thể kéo dài lê thê cả buổi như khi nghe báo cáo seminar. Không chỉ vì số lượng ứng viên nhiều, mà ngay cả tại Hội đồng cơ sở của Viện Toán - ủy viên toàn cùng ngành, và có năm chỉ có một ứng viên, thì vì thành phần nghe đa dạng như vừa nêu ở trên, nên thời gian nghe trình bày cũng không kéo dài. Với phân biệt như vậy, ta có thể thấy ngay, không thể viết báo cáo khoa học tổng quan như một bài viết tổng quan khá chuyên sâu về những nghiên cứu của mình. Khi trình bày phải rất cô đọng, ngắn hơn nhiều lần so với bản viết. Thậm chí không thể tham lam nêu hết các kết quả chính của mình, vì nhiều khi chưa kịp trình bày đến phần mình cho là tâm đắc nhất thì đã bị cắt! Mà tâm lí của nhiều ứng viên thì thường tham lam, thấy kết quả nào cũng là to cả! Phải làm sao nói ít mà vẫn tương đối đầy đủ, vẫn nêu bật được ưu thế của mình. Dĩ nhiên làm được như vậy là rất khó. Nhưng phó giáo sư, giáo sư là tinh hoa – phải làm được cái khó đó. Cho nên phải đầu tư nhiều thời gian, viết đi viết lại nhiều lần, mỗi lần lại gọt dũa thì mới được bản súc tích nhất mà vẫn đầy đủ.
Vậy làm sao viết và trình bày được một báo cáo khoa học tổng quan đáp ứng các tiêu chí trên? Đây là một nghệ thuật, mỗi người một ý, không thể có một qui định chung. Tuy nhiên có thể có một số gợi ý sau:
- Phần A: Khi viết thì dễ, vì đã được yêu cầu rõ ở Mẫu A. Khi trình bày, không nên bỏ qua, mà cần nêu nhanh (khoảng 1 phút), nhưng rõ ràng tên, tuổi, đơn vị công tác, nơi và năm học đại học, nơi và năm bảo vệ TS + thầy hướng dẫn (nếu là nhà toán học có tiếng, hoặc làm trong nước), chuyên ngành được đào tạo. Chú ý ngay từ phần này phải bình tĩnh, nói rõ ràng, tạo tâm lí thoải mái và sự tự tin.
- Phần B.I: Bài viết và thuyết trình phải làm sao thật “tổng quan”. Không đi vào quá chi tiết, nhưng lại tránh nói suông, kiểu “vấn đề quan trọng”, “kết quả được đồng nghiệp đánh giá cao”. Như vậy phải nêu được bài toán/vấn đề mình theo đuổi – đặc biệt là những bài toán/vấn đề có kết quả trong một loạt bài báo của mình; những khó khăn cần giải quyết; kết quả của người khác và đóng góp chính của mình. Cố gắng nêu được khái quát các khái niệm, kết quả của mình. Khi cần có thể nêu một số định lí cụ thể, nhưng dưới dạng khái quát, càng tránh được công thức cồng kềnh càng tốt. Chẳng hạn thay vì nêu tường minh Định lí A với 10 điều kiện tương đương để một phương trình (vi-tích phân) có nghiệm, chỉ cần nói Định lí A: Đưa ra các (hoặc 10) điều kiện tương đương để phương trình (cụ thể) nào đó có nghiệm, trong đó có điều kiện thông qua một khái niệm (độc đáo) nào đó. Nếu có bài báo nào đó được đăng ở tạp chí rất tốt, hoặc được trích dẫn nhiều, hoặc được ai đó nổi tiếng sử dụng, thì cần khéo léo nêu ra, nhưng không cần nêu nhiều. Đặc biệt, khi trình bày không cần nhấn mạnh tạp chí đó là SCI hay SCI-E, vì sau khi nghiên cứu hồ sơ, Hội đồng đã nắm rất vững ứng viên có bao nhiêu bài đăng ở SCI/ SCI-E, nhưng rất có thể ai đó không nắm được tạp chí đó tốt đến mức độ nào.
- Các phần còn lại của B, C: nêu thật tóm tắt (không quá 1 phút). Đặc biệt không cần khoe hướng dẫn quá nhiều luận văn thạc sĩ, vì có khi càng nhiều, càng bị đánh giá thấp.
- Để kiểm tra luôn trình độ viết và giao tiếp bằng Tiếng Anh chuyên ngành, bản chiếu cũng như nói khi trình bày phải bằng Tiếng Anh.
Bài viết thì cần đầy đủ, trình bày tuần tự, nhưng khi báo cáo cần bố trí theo dạng xoắn ốc, nghĩa là nhanh chóng nêu tóm tắt được công việc của mình, và khi còn thời gian thì nói tiếp, sâu hơn. Làm được như vậy thì khi bị ngắt giữa chừng, ứng viên cũng đã kịp nêu được những ý mình cần quảng bá! Còn nếu chưa bị ngắt thì vẫn còn “tủ” để nói, chứ không phải đến đó thì im luôn. Khi Hội đồng đã cảm thấy đủ thông tin để dánh giá ứng viên thì sẽ yêu cầu dừng báo cáo. Vì vậy thời gian báo cáo ngắn hay dài hoàn toàn không nói được việc trình bày hay hồ sơ tốt hay xấu.
Chú ý rằng số phiếu không chỉ là một trong những tiêu chuẩn, mà nhiều khi là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong việc công nhận đạt tiêu chuẩn GS/PGS của ứng viên. Nhiều người sau khi được vào vòng phỏng vấn (tức đạt các tiêu chuẩn khác), nhưng đến lúc bỏ phiếu không đạt lại than vãn hoặc kiện là “Tôi đã đủ tất cả các tiêu chuẩn, tại sao bị đánh trượt?” Thực ra ý kiến đó không chính xác vì vẫn thiếu một tiêu chuẩn (quan trọng nhất). Tiêu chuẩn đó dĩ nhiên là tổng hợp của ý kiến chủ quan, và trong một số trường hợp nó không thật sự khách quan, nhưng không thể tránh được (và xảy ra ở mọi nơi trên thế giới). Tôi hoàn toàn không muốn tranh luận về tính hợp lý của tiêu chuẩn này, nhưng có thể khẳng định: Việc trình bày báo cáo tốt hay không tốt có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả bỏ phiếu, tới tiêu chuẩn quan trọng nhất. Vậy nên các ứng viên nên đầu tư thích đáng thời gian và tâm trí vào việc này!!!
Bài gốc xem tại http://vms.org.vn
Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ dự bị nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2019
Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ dự bị Nghiên cứu sinh đợt II năm 2019 với các thông tin cụ thể như sau.
I. Chuyên ngành đào tạo
07 chuyên ngành
Đại số và Lý thuyết số | Mã số: 9 46 01 04 |
Toán giải tích | Mã số: 9 46 01 02 |
Hình học và tôpô | Mã số: 9 46 01 05 |
Phương trình vi phân và tích phân | Mã số: 9 46 01 03 |
Lý thuyết xác suất và thống kê toán học | Mã số: 9 46 01 06 |
Toán ứng dụng | Mã số: 9 46 01 12 |
Cơ sở toán học cho tin học | Mã số: 9 46 01 10 |
II. Thời gian, hình thức và phương thức tuyển sinh
1. Thời gian:
- Hạn nộp hồ sơ: Tạm thu đến hết ngày 15 tháng 10 năm 2019.
- Thời gian xét tuyển: Dự kiến vào đầu tháng 11 năm 2019.
- Thời gian công bố kết quả tuyển chọn: Sau 15 ngày kể từ ngày xét tuyển.
- Thời gian gửi giấy nhập học: 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả tuyển chọn.
- Lệ phí đăng ký dự tuyển: 600.000đ/hồ sơ.
Thông tin chi tiết xem tại đây
Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ sinh đợt 2 năm 2019
Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ đợt II năm 2019 với các thông tin cụ thể như sau.
I. Chuyên ngành đào tạo
07 chuyên ngành
Đại số và Lý thuyết số | Mã số: 9 46 01 04 |
Toán giải tích | Mã số: 9 46 01 02 |
Hình học và tôpô | Mã số: 9 46 01 05 |
Phương trình vi phân và tích phân | Mã số: 9 46 01 03 |
Lý thuyết xác suất và thống kê toán học | Mã số: 9 46 01 06 |
Toán ứng dụng | Mã số: 9 46 01 12 |
Cơ sở toán học cho tin học | Mã số: 9 46 01 10 |
II. Thời gian, hình thức và phương thức tuyển sinh
1. Thời gian:
- Hạn nộp hồ sơ: Tạm thu đến hết ngày 15 tháng 10 năm 2019.
- Thời gian xét tuyển: Dự kiến vào đầu tháng 11 năm 2019.
- Thời gian công bố kết quả tuyển chọn: Sau 15 ngày kể từ ngày xét tuyển.
- Thời gian gửi giấy nhập học: 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả tuyển chọn.
- Lệ phí đăng ký dự tuyển: 600.000đ/hồ sơ.
Thông tin chi tiết xem tại đây
More Articles...
Highlights
29/11/24, Conference: ICTP and Vietnamese Science: Celebrating 60 Years of Collaborations |
02/12/24, Conference: International workshop on “Commutative Algebra and related Combinatoric structures” |
New Scientiffic Publications
- Nguyen Mau Nam, Gary Sandine, Nguyen Nang Thieu, Nguyen Dong Yen, A Notion of Fenchel Conjugate for Set-Valued Mappings, Journal of Optimization Theory and Applications, Volume 203, pages 1263–1292, (2024), (SCI-E, Scopus).
- D. T. K. Huyen, J.-C. Yao, Nguyen Dong Yen, Characteristic sets and characteristic numbers of matrix two-person games, Journal of Global Optimization, Volume 90, pages 217–241, (2024), (SCI-E, Scopus).
- Du Thi Thu Trang, Ho Minh Toan, Hoang Phi Dung, Representation of positive polynomials on a generalized strip and its application to polynomial optimization, Optimization Letters 18 (2024), no. 7, 1727–1746, (SCI-E, Scopus).