- Diễn giả: PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn
- • Thời gian: 10h15 – 11h00 ngày 12/06/2021
- • Địa điểm: Viện Toán Học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- • Sự kiện được livestream trực tiếp trên trang fanpage Quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF (Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata), Fanpage Viện Toán học - Institute of Mathematics, VAST, Hanoi, Facebook Bản tin KHCN của Trung tâm Thông tin – Tư liệu và một số kênh truyền thông khác.
Bài giảng thuộc sự kiện NGÀY KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VIỆT NAM năm 2021
Cập nhật các thông tin mới nhất về sự kiện tại: https://fb.me/e/1It3N000f
---------------------
Virus là loài vi sinh vật nhỏ nhất, kích thước điển hình từ 0,02 đến 0,3 μm, mặc dù gần đây đã phát hiện ra một số virus rất lớn, kích thước dài đến 1 μm (megavirus, pandoravirus). Vậy sinh vật “siêu tí hon” này có cấu trúc và hoạt động như thế nào?
Virus khác với các "sinh vật sống" khác ở chỗ chúng không có quá trình trao đổi chất, không lớn lên và già đi. Chúng phải dựa vào các cỗ máy sinh học của tế bào của vật chủ để nhân đôi. Do vậy, khi không có tế bào, chúng thể hiện chỉ như một hệ vật lý (hạt nano) hơn là một đối tượng sinh học. Kết quả là giống như các cấu trúc vật lý ở kích thước nano, cấu trúc của chúng rất tối giản, rất đối xứng, rất "hiệu quả" theo tư duy vật lý. Vì vậy, virus không chỉ là đối tượng được nghiên cứu để điều trị bệnh mà còn được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến.
Ngoài ra, còn điều gì thú vị về cấu trúc và hoạt động của virus từ góc nhìn vật lý và hình học đơn giản?
Cùng tìm hiểu trong bài giảng đại chúng: “Một số bài toán hình học và giản đồ cây trong virus”. Bài giảng được thực hiện bởi PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn - Trưởng Khoa Vật lý – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại đây, PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn sẽ trình bày về cấu trúc đa diện đều của vỏ virus, cách phân loại Caspar-Klug, độ cứng đáng ngạc nhiên của vỏ virus và cách đóng gói ADN và ARN trong virus. Từ đó, một số bài toán tương tác vật lý thú vị và không trực quan trong các virus như HIV, Covid-19, chẳng hạn như sự hút nhau của các điện tích cùng dấu, hiện tượng đảo dấu điện tích, quá trình làm ướt bề mặt,... sẽ đều có thể hiểu được bằng các kiến thức vật lý và hình học ở cấp phổ thông.
PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn hiện là Trưởng Khoa Vật lý – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2002, ông nhận bằng Tiến sĩ Trường ĐH Minnesota, Minneapolis (Hoa Kỳ). PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn từng có thời gian dài làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại các trường ĐH Chicago hay California và công tác tại Viện Công nghệ Georgia. Ông cũng tham gia 12 đề tài nghiên cứu cấp Bộ và Nhà nước, đồng thời sở hữu 63 công bố khoa học trên các tạp chí, hội thảo uy tín của Việt Nam và thế giới. Các nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn thường tập trung vào Vật lý sinh học, Vật lý thống kê, Vật lý vật chất ngưng tụ, Vật lý tính toán, Hóa học và Y sinh tính toán.
Các bạn vui lòng đăng ký tham dự sự kiện trực tuyến theo đường Link: https://forms.office.com/r/k4eFkYqcvN
Ngoài ra, các bạn có thể đặt câu hỏi cho Diễn giả trong đơn đăng ký, Ban tổ chức sẽ tổng hợp và ưu tiên giải đáp tại sự kiện.
(Thời hạn đăng ký: trước 12h00 ngày 11/06/2021)
------------------
Đây là một trong chuỗi 06 bài giảng đại chúng nằm trong khuôn khổ Chương trình Ngày Khoa học – Công nghệ Việt Nam năm 2021 với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo để kiến tạo tương lai”. Chương trình được đồng tổ chức bởi Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO (Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata. Với sự góp mặt của các nhà khoa học uy tín Việt Nam, cùng với các chủ đề đa dạng, cấp thiết trong đó có dịch bệnh COVID-19, sự kiện hy vọng sẽ lan tỏa được những kiến thức khoa học công nghệ mới tới đại chúng và tiếp thêm động lực cho các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam!