Đa dạng di truyền và nguồn gốc người Việt Nam
Người trình bày: GS.TS. Nông Văn Hải (Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Thời gian: 14h00, thứ Sáu, 12 tháng 6 năm 2020

Địa điểm: Hội trường tầng 2, A6 và Online trên Google Meet https://meet.google.com/jie-avcc-fik

Tóm tắt: Báo cáo trình bày các nghiên cứu mới về phân tích trình tự hệ gen ty thể (di truyền theo dòng mẹ), vùng đặc hiệu giới tính nam trên nhiễm sắc thể Y (di truyền theo dòng bố) và phân tích toàn bộ hệ gen (tổ hợp lai giữa dòng bố và dòng mẹ), so sánh với hệ gen của các quần thể người châu Á và trên thế giới. Nghiên cứu phát hiện đỉnh cao của sự đa dạng hệ gen ty thể khoảng 2,5-3 ngàn năm về trước, trùng với nền Văn hóa Đông Sơn và cho thấy người Kinh không sự khác biệt nhiều về di truyền theo cả dòng bố và dòng mẹ so với các tộc người khác. Phân tích gen chip trên toàn bộ hệ gen cho thấy mức độ lai hỗn hợp hay sự hòa huyết giữa các tộc người là phổ biến, tính đa dạng tộc người theo ngữ hệ đã phản ánh các nguồn gốc khác nhau về tính đa dạng di truyền người Việt Nam.

Sau bài giảng là phần thảo luận và tọa đàm với sự tham dự của Tạp chí Tia Sáng.

Back