News

Thông báo tuyển chọn các đề tài nghiên cứu dành cho các nghiên cứu sinh của Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học năm 2021

  1. Thực hiện theo Quyết định số 66/QĐ-VTH (xem tại đây).
  2. Thời gian gửi hồ sơ: Từ ngày 28/7/2021 đến hết 16h ngày 28/9/2021.
  3. Đối tượng tài trợ và điều kiện đăng ký thực hiện đề tài:

Mỗi đề tài nghiên cứu gồm hai hoặc ba người bao gồm:

  1. Chủ nhiệm đề tài là người trong tập thể hướng dẫn của nghiên cứu sinh,
  2. Thành viên nghiên cứu chủ chốt là nghiên cứu sinh của Viện Toán học.
  3. Thành viên còn lại (nếu có) là cán bộ của Viện Toán học và trong tập thể hướng dẫn.

4. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  1. Đơn đăng ký (Mẫu số 1);
  2. Thuyết minh đề tài cùng dự toán kinh phí (tiếng Việttiếng Anh theo mẫu số 2a và 2b);
  3. Lý lịch khoa học của chủ nhiệm và thành viên đề tài (mẫu số 3 dành cho người hướng dẫn, mẫu số 4 dành cho nghiên cứu sinh);
  4. Quyết định hướng dẫn và công nhận nghiên cứu sinh;
  5. Đánh giá của tập thể hướng dẫn về năng lực chuyên môn của nghiên cứu sinh và các kết quả đã đạt được;
  6. Bài báo của nghiên cứu sinh đã công bố hoặc nhận đăng ở tạp chí trong danh sách SCI-E của Web of Science hoặc bản thảo kết quả nghiên cứu.

Tải các mẫu tại đây

5. Tiếp nhận hồ sơ:

Hồ sơ bản cứng và phiếu xác nhận đã đăng ký đề tài (mẫu tại đây) được gửi tới thư ký hành chính của Trung tâm: Bà Trần Thị Thanh Hà (bản mềm được gửi tới email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ), phòng 205, nhà A5, Viện Toán học, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ, 18-Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

6. Thời gian thông báo kết quả: Trong tháng 10 năm 2021.


LAST_UPDATED2

Thông báo tuyển chọn Đề tài nghiên cứu dành cho tài năng trẻ của Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học đợt 2 năm 2021

Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 01/08/2021 đến ngày 31/08/2021.

Thời gian thông báo kết quả: dự kiến trong tháng 09/2021.

Thời gian bắt đầu thực hiện: dự kiến trong tháng 09 hoặc tháng 10/2021.

Mục đích

Tuyển chọn cử nhân và thạc sỹ xuất sắc về chuyên ngành Toán học, Toán tin để thực hiện các đề tài nghiên cứu chất lượng cao dưới sự hướng dẫn của chuyên gia giỏi trong ngành Toán học.

 

Yêu cầu về đề tài và sản phẩm đề tài

 

Sản phẩm của đề tài là một công bố khoa học có chất lượng tốt hoặc một tiền ấn phẩm (công bố trên trang web của Viện và của Trung tâm) có chất lượng tốt trong đó có ghi nhận hoặc cảm ơn sự tài trợ của Trung tâm, ghi rõ tên và mã số đề tài, hoặc một tiểu luận khoa học về một vấn đề có tính thời sự cao của toán học.

 

Kinh phí và thời gian thực hiện

Mỗi đề tài bao gồm chủ nhiệm đề tài và từ 1 đến 2 thành viên nghiên cứu chủ chốt, được thực hiện trong thời gian 12 tháng hoặc 24 tháng.  Kinh phí tối đa cho đề tài gồm 2 thành viên là 120 triệu/12 tháng, kinh phí tối đa cho đề tài gồm 3 thành viên là 180 triệu/12 tháng. (Nếu thành viên đã có học bổng thì không nhận thù lao nghiên cứu và kinh phí đề tài sẽ điều chỉnh.)

Điều kiện đăng ký thực hiện đề tài

 Mỗi đề tài nghiên cứu gồm hai hoặc ba thành viên.

  1. Chủ nhiệm đề tài là cán bộ nghiên cứu hoặc cộng tác viên của Viện Toán học và trong 10 năm cuối có công bố quốc tế chất lượng tốt.
  2. Thành viên nghiên cứu chủ chốt phải là người có thành tích xuất sắc, thỏa mãn một trong 3 điều kiện sau:
  • Có bằng tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ toán học, toán tin hoặc tin học có điểm trung bình môn toán từ 8.0 (thang điểm 10) trở lên hoặc tương đương.
  • Đạt giải tại một trong các kỳ thi học sinh giỏi THPT quốc gia, quốc tế, olympic sinh viên hoặc tương đương.
  • Có bài báo đã xuất bản hoặc được nhận đăng ở tạp chí toán học quốc tế trong danh mục SCI-E.

 

Hồ sơ đăng ký

 Hồ sơ đăng ký bao gồm:

 Thông tin chi tiết xin xem ở Qui Định đã ban hành ở đây: 

http://icrtm.vast.vn/documents/401804/709016/2020_QD178_VTH.pdf/bec3975d-8feb-4b15-9924-ebf0a1323f2d

Ngày đăng tin: 26/7/2021

LAST_UPDATED2

Triển lãm “Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại (1961-2021)"

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban bí thư về hoạt động kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam tại Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021) và ý kiến chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về việc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 khắc phục hậu quả  bom mìn và chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam.

Ngày 13/7/2021, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET)/Binh chủng Hóa học; Văn phòng 701; Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Trung tâm quốc tế đào tạo và nghiên cứu toán học/Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; /Tập đoàn Vingroup tổ chức khai mạc Triển lãm Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại nhân kỷ niệm 60 thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021).

Triển lãm được thực hiện bằng hai hình thức trực tiếp tại bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam và trực tuyến trên website: Trienlamdacam.vn. Tham dự Khai mạc triển lãm có đại diện Lãnh đạo các ban của Đảng, các cơ quan chức năng của các Bộ: Quốc phòng, Lao động thương binh và xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ủy ban quốc gia người khuyết tật Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam, Trung ương Hội nạn nhân da cam/dioxin, một số các tổ chức quốc tế hiện có tại Việt Nam và một số nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Triển lãm sẽ trưng bày khoảng 150 hình ảnh và một số video, clip với các chủ đề: Thảm hoạ và nỗi đau da cam; Khắc phục hậu quả da cam/dioxin; Vòng tay nhân ái và Hành trình đòi công lý; Hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả chất độc hóa học và Vượt khó vươn lên với mong muốn giới thiệu cho đồng bào, chiến sỹ cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về hậu quả của chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh ở Việt Nam, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước, quân đội, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và các cơ quan chức năng ngoài Bộ Quốc phòng, sự chung tay của chính phủ và tổ chức quốc tế trong việc khắc phục hậu quả chất độc hóa học da cam/dioxin đối với con người và môi trường.    

Đồng thời, Triển lãm cũng là lời kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tiếp tục cùng chung sức, chung lòng, tập trung nguồn lực nhiều hơn nữa cho công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam; giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt qua khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần trong điều kiện hiện nay, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn ra phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và đời sống của nhân dân.

Thời gian triển lãm thực tế tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam từ ngày 13/7/2021 đến hết ngày 12/8/2021.

Thời gian triển lãm trực tuyến từ ngày 13/7/2021 đến hết 31/12/2021.

LAST_UPDATED2

CHƯƠNG TRÌNH "GIỚI THIỆU CƠ HỘI HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU, HỌC BỔNG TẠI VIỆN TOÁN HỌC"

Mục đích: Giới thiệu các cơ hội học tập, nghiên cứu, học bổng ở các bậc Cử nhân, Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh, sau tiến sĩ tại Viện Toán học
Thời gian: 9h00-11h30, ngày 9/7/2021 (thứ Sáu)
Hình thức tổ chức: offline và online
Offline tại Hội trường 301, nhà A5, Viện Toán học.
Đường link tham dự online: https://meet.google.com/vcd-jnou-hcp

Phần 1: Giới thiệu cơ hội học tập và học bổng tại Viện Toán học

9h00-9h15: PGS. TSKH. Đoàn Thái Sơn
Giới thiệu các cơ hội học tập và học bổng tại Viện Toán học

9h15-9h30: PGS. TSKH. Phan Thị Hà Dương
Chương trình hỗ trợ học tập được tài trợ bởi Trung tâm Unesco về Toán, Viện Toán học

9h30-9h45: Thảo luận, câu hỏi

9h45-10h00: Coffee break

Phần 2: Giới thiệu một số câu hỏi nghiên cứu phù hợp với bậc thạc sỹ

Chủ tọa: PGS. TS. Vũ Thế Khôi

10h00-10h30: GS. TSKH. Ngô Việt Trung
Đại số giao hoán ở Viện Toán và thế giới

10h30-11h00: Dr. Baldur Sigursosson (IM-Simons Postdoc at Institute of Mathematics, Vietnam Academy of Science and Technology)
The topology of singularities

11h00-11h30: TS. Đỗ Hoàng Sơn
Về giả thuyết Hedetniemi trong lý thuyết đồ thị

Đăng ký tham dự tại đây

Thời hạn đăng ký: trước 17h00, ngày 8/7/2021

LAST_UPDATED2

30 năm ngày mất của Giáo sư Lê Văn Thiêm (29.3.1918 – 3.7.1991)

Nhân 30 năm ngày mất của Giáo sư Lê Văn Thiêm (29.3.1918 – 3.7.1991), Viện Toán học trân trọng giới thiệu bài viết cúa PGS. TS Lê Quốc Hán

NGƯỜI THAY ĐỔI ĐỜI TÔI 

Tuổi thanh xuân đầy giông bão. Tôi vượt qua được nhờ ân nghĩa nhiều người. Giáo sư Lê Văn Thiêm (29.3.1918 – 3.7.1991) là người tôi mang ân nghĩa nặng như núi. Hôm nay, nhân 30 năm Người về cõi an lạc, xin kể về lần đầu tiên tôi được gặp Người. 

Tấm lòng Thầy

Kính tặng Giáo sư Lê Văn Thiêm

Từ quê hương em mang đến tặng Thầy 

những tiếng nói ngọt ngào dân Hà Tĩnh 

tiếng rì rào của ngàn cây Hồng Lĩnh 

tiếng thì thầm của ngọn sóng La Giang

Ôi! Tình thương xua hết sự ngỡ ngàng

cho xích lại trong một bầu tâm sự

Thầy bâng khuâng kể về thời quá khứ

em bồi hồi mơ ước tới tương lai

Vạch cho em đường dẫn đến ngày mai 

lát bằng gạch của một đời cần mẫn

lời khuyên ấy xin lấy làm lẽ sống 

và bắt đầu từ khởi điểm hôm nay

Sách Thầy cho em nghiền ngẫm đêm ngày 

bỗng sáng rực một chân trời hiện đại* 

đường xa thẳm em thấy mình vững lái 

khi tình thầy tỏa bóng xuống mênh mang

* Trong ba cuốn sách Thầy cho ngày ấy có cuốn "Đại số hiện đại" của Sten Hu.

Tháng 12 năm 1974. 

Tôi nhận được giấy mời ra dự lễ kỷ niệm mười năm báo Toán học & Tuổi trẻ.  Lễ kỷ niệm diễn ra tại Khách sạn Phùng Hưng. Sáng đó tiết trời rất lạnh. Tôi đến sớm, phòng họp chưa có ai. Chọn một chỗ ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Một lát sau, mọi người lần lượt đến. Tôi ngước mắt nhìn từng gương mặt mỗi người, thầm cảm phục những công trình toán học họ dâng hiến cho đời. Đang say sưa quan sát, một người ngồi xuống bên cạnh. Tôi ngước lên: một ông già đẹp như tiên với khuôn mặt phúc hậu, nhìn tôi âu yếm và tự giới thiệu: mình là Thiêm, Lê Văn Thiêm, đồng hương của Hán đây. Thực sự bất ngờ choáng váng: không ngờ nhà toán học đầu đàn của nền Toán học Việt Nam, từng đi khắp trời Âu Mỹ học tập, nghiên cứu và giao lưu lại giản dị, gần gũi, thân quen đến thế. Cùng lúc, thầy Hoàng Chúng - thư ký Tòa soạn - đến báo tin tôi sẽ thay mặt các cộng tác viên phát biểu ý kiến. Tôi hết sức bàng hoàng vì mình đã chuẩn bị gì đâu. Thầy Thiêm gợi ý: Hán nghĩ gì nói nấy, mọi người sẽ thông cảm. Rồi thầy Chúng mời thầy Thiêm lên Chủ tịch đoàn chủ trì buổi lễ.

Được Thầy cho phép, chiều hôm ấy tôi lên gia đình Thầy chơi. Thầy ở tầng hai khu chung cư phố Hàng Chuối, số 16 hay 18 gì đó lâu rồi không nhớ rõ. Tôi im lặng nghe Thầy kể về những kỷ niệm tuổi thơ, nỗi lòng nhớ cố hương trong những ngày học tập và nghiên cứu xa Tổ quốc. Bất ngờ Thầy hỏi tôi có ước muốn gì cần trình bày không. Tôi nói rằng em chỉ có một mơ ước duy nhất được vào học đại học để biết trên ấy toán học như thế nào. Thầy căn dặn: hãy kiên nhẫn! Khi chia tay, xuống đến sân tôi ngước nhìn lên: Thầy vẫn đứng trên ban công nhìn tôi và đưa tay vẫy. Tôi mường tượng hai cánh tay ấy sẽ trở thành đôi cánh nâng tôi thực hiện mơ ước của mình. Đêm ấy, tôi thao thức không ngủ và làm một bài thơ gửi tặng Thầy, kèm theo lá thư nói về sự xúc động và lòng biết ơn trước tình cảm cởi mở của Thầy đối với một người học trò nhỏ bé và lận đận trong đời. Nhận được, Thầy cảm động lắm. Bởi sau đó một số người kể rằng Thầy cho họ xem thư và bài thơ ấy cùng với lời nhận xét: Hán giỏi Văn còn hơn giỏi Toán.

Rồi dịp may cũng đến. Thống nhất đất nước, thầy Nguyễn Văn Hoàn được điều về Tỉnh ủy Hà Tĩnh tham gia biên soạn cuốn "Địa lý Hà Tĩnh". Thầy là trưởng đoàn kiến tập thời tôi học Sư phạm 10 + 1, từng cùng trọ và nghe tôi kể lại những thăng trầm đời học sinh của mình. Ông Nguyễn Tiến Chương, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì biên soạn. Trong một lần vui chuyện, thầy Hoàn nhắc đến chuyện học hành trục trặc của tôi. Ông Chương hết sức ngạc nhiên: mấy năm trước nhận được thư của Giáo sư Lê Văn Thiêm, bọn mình đã đồng ý cho Hán đi học rồi mà. Thầy Hoàn cười: em vừa mới vào công tác Kỳ Anh, gặp Hán đang dạy cấp hai ở quê anh. Năm sau, Nghệ An và Hà Tĩnh sát nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh, ông Nguyễn Tiến Chương ra Vinh làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Thầy Hoàn cũng chuyển ra làm ở bộ phận Văn phòng Tỉnh ủy. Ông Chương nói với thầy Hoàn nhắn tôi ra gặp trực tiếp để hiểu rõ về hoàn cảnh thực của tôi. Ông hết sức ngạc nhiên khi biết cha tôi từng làm Thư ký Ủy ban kháng chiến Kỳ Anh cùng thời ông làm Ủy viên Quân sự huyện. Ông chặc lưỡi: thế mà người ta báo cáo lên Hán con nhà địa chủ phản động. Ông bảo bây giờ tự nhiên cử Hán đi học thêm cũng khó, chi bằng Hán xin GS Lê Văn Thiêm lá thư giới thiệu mình dễ trình bày với các cấp có thẩm quyền hơn. Tôi viết thư tâm sự và Thầy Thiêm gửi thư cho ông. Cầm lá thư đó, ông Chương trao đổi với Lãnh đạo Ty Giáo dục và Ủy ban tỉnh. Rồi họ gửi hồ sơ ra Bộ Giáo dục đề nghị cho tôi đi học. Lúc đó vào đầu tháng 12, sinh viên đã nhập học. Bộ gọi điện cho thầy Lê Hoài Nam, đương kim Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Vinh và Thầy vui vẻ nhận tôi vào học đặc cách Khoa Toán năm thứ nhất không phải qua kỳ thi chung. Từ đó, cuộc đời tôi bước sang một trang khác: được sống và làm việc với những ước mơ của mình.

Bước sang tuổi "cổ lai hy", bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm xưa, đặc biệt cuộc gặp gỡ kỳ lạ với Giáo sư Lê Văn Thiêm. Tôi thường nghĩ: nếu không có những con người với tấm lòng vàng như Giáo sư, hẳn cuộc đời tôi mãi mãi bị chôn vùi cùng với những ước mơ thơ ấu ở một miền quê hẻo lánh xa xôi. Tự nhiên ngửa mặt lên trời và ứa nước mắt.

 

                                                                                                     Lê Quốc Hán 

LAST_UPDATED2